Các phương thức của mảng trong JavaScript
Có rất nhiều phương thức của mảng trong JavaScript. Nhờ đó, việc xử lý mảng trở nên dễ dàng hơn. Sau đây, mình sẽ tìm hiểu chi tiết về các phương thức xử lý mảng phổ biến nhất.
Các phương thức thêm/xóa phần tử mảng
Trong bài viết Array là gì? Array trong JavaScript, mình đã giới thiệu 4 phương thức cơ bản của mảng là:
- Phương thức
arr.push(...items)
: thêm một hoặc nhiều phần tử vào cuối mảng. - Phương thức
arr.pop()
: lấy ra và trả về phần tử cuối cùng của mảng. - Phương thức
arr.shift()
: lấy ra và trả về phần tử đầu tiên của mảng. - Phương thức
arr.unshift(...items)
: thêm một hoặc nhiều phần tử vào đầu mảng.
Ngoài ra, còn nhiều phương thức của mảng trong JavaScript nữa.
Phương thức splice
Làm sao để xóa phần tử bất kỳ trong mảng?
Dĩ nhiên, mảng trong JavaScript cũng là object. Nghĩa là bạn có thể dùng delete
để xóa một phần tử bất kỳ trong mảng dựa vào chỉ số.
let letters = ["a", "b", "c"];
delete letters[1]; // xóa phần tử "b"
console.log(letters[1]); // undefined
console.log(letters.length); // 3
Vấn đề xảy ra là: mặc dù bạn đã xóa một phần tử trong mảng, nhưng độ dài của mảng length
vẫn không đổi (bằng 3).
Bởi vì, delete obj.key
chỉ xóa giá trị của thuộc tính key
trong object.
Cái chúng ta mong muốn là: khi xóa phần tử của mảng thì độ dài mảng phải giảm đi. Đó chính là lý do phương thức splice
ra đời.
Phương thức arr.splice
có thể xóa, thêm hoặc thay thế phần tử của mảng. Cú pháp phương thức splice
là:
arr.splice(start[, deleteCount, elem1,..., elemN]);
Phương thức splice
xử lý mảng tại vị trí có chỉ số start
bằng cách: xóa đi deleteCount
phần tử, rồi chèn thêm các phần tử elem1,... elemN
vào đúng vị trí đó. Sau đó, trả về mảng của những phần tử bị xóa.
Ví dụ xóa đi 1 phần tử tại vị trí 1:
let letters = ["a", "b", "c"];
// từ vị trí có chỉ số 1, xóa đi 1 phần tử
letters.splice(1, 1);
console.log(letters); // (2) ['a', 'c']
Ví dụ xóa đi 3 phần tử tại vị trí đầu tiên và thêm 2 phần tử khác:
let letters = ["a", "b", "c"];
// từ vị trí có chỉ số 0, xóa đi 3 phần tử, rồi thêm vào 2 phần tử
letters.splice(0, 3, "d", "e");
console.log(letters); // (2) ['d', 'e']
Ví dụ trả về mảng các phần tử bị xóa:
let letters = ["a", "b", "c"];
// từ vị trí có chỉ số 1, xóa đi 2 phần tử là "b", "c"
// rồi thêm vào 1 phần tử "d"
let arr = letters.splice(1, 2, "d");
console.log(letters); // (2) ['a', 'd']
console.log(arr); // (2) ['b', 'c'] -> mảng các phần tử bị xóa
Phương thức splice
cũng có thể thêm phần tử vào mảng mà không cần xóa đi phần tử nào, bằng cách truyền vào giá trị deleteCount
bằng 0.
let letters = ["a", "b", "c"];
letters.splice("1", 0, "d", "e");
console.log(letters); // (5) ['a', 'd', 'e', 'b', 'c']
Phương thức splice
chấp nhận chỉ số âm. Nếu chỉ số âm thì thứ tự đếm là từ cuối lên đầu, ví dụ:
let letters = ["a", "b", "c"];
// chỉ số bằng -1 tức đếm 1 đơn vị từ cuối lên
// xóa đi 0 phần tử
// rồi chèn thêm 2 phần tử "d" và "e"
letters.splice(-1, 0, "d", "e");
console.log(letters); // (5) ['a', 'b', 'd', 'e', 'c']
Phương thức slice
Phương thức arr.slice
đơn giản hơn phương thức arr.splice
.
Cú pháp phương thức slice
là:
arr.slice([start], [end]);
Phương thức này trả về mảng mới bằng cách copy mảng ban đầu từ vị trí start
đến vị trí end
(không bao gồm end
). Cả hai giá trị start
và end
đều có thể âm, khi đó việc đếm được tính từ cuối của mảng.
Phương thức của array arr.slice
tương tự như phương thức của string str.slice
, chỉ khác là trả về subarray chứ không phải là substring.
let letters = ["a", "b", "c", "d"];
// copy mảng letters từ vị trí 1 đến vị trí 3
let arr1 = letters.slice(1, 3);
console.log(arr1); // (2) ['b', 'c']
// copy mảng letters từ vị trí số 2 từ cuối lên đến cuối mảng
let arr2 = letters.slice(-2);
console.log(arr2); // (2) ['c', 'd']
Phương thức concat
Phương thức arr.concat
trả về array mới bao gồm các giá trị của arr
ban đầu, cộng thêm giá trị các phần tử trong array thêm vào hoặc các giá trị khác.
Cú pháp phương thức arr.concat
là:
arr.concat(arg1, arg2,...)
Phương thức này chấp nhận số lượng tham số tùy ý. Và giá trị của arg1, arg2,...
có thể là mảng hoặc giá trị khác.
Giả sử phần tử argN
là mảng thì tất cả các phần tử trong mảng argN
được sao chép. Ngược lại, nếu giá trị của argN
không phải mảng thì giá trị của chính nó được copy vào mảng, ví dụ:
let arr1 = [1, 2];
// tạo mảng mới từ mảng arr1 và mảng [3, 4]
let arr2 = arr1.concat([3, 4]);
console.log(arr2); // (4) [1, 2, 3, 4]
// tạo mảng mới từ mảng arr1 và mảng [3, 4] và [5, 6]
let arr3 = arr1.concat([3, 4], [5, 6]);
console.log(arr3); // (6) [1, 2, 3, 4, 5, 6]
// tạo mảng mới từ mảng arr1 và mảng [3, 4] cùng với các giá trị 5, 6
let arr4 = arr1.concat([3, 4], 5, 6);
console.log(arr4); // (6) [1, 2, 3, 4, 5, 6]
Bình thường, phương thức concat
chỉ copy các phần tử từ mảng. Nhưng với các object khác, thậm chí là dạng array-like (có chỉ số và thuộc tính length
) thì giá trị của object cũng được copy vào:
let arr = [1, 2];
let arrayLike = {
0: "hello",
length: 1,
};
// copy toàn bộ object vào mảng
console.log(arr.concat(arrayLike)); // (3) [1, 2, {...}]
Nhưng nếu object array-like đó có thuộc tính đặc biệt là Symbol.isConcatSpreadable
thì cách xử lý hoàn toàn giống như của mảng bình thường:
let arr = [1, 2];
let arrayLike = {
0: "hello",
1: "hi",
length: 2,
[Symbol.isConcatSpreadable]: true,
};
// từng phần tử của mảng được copy vào mảng arr
console.log(arr.concat(arrayLike)); // (4) [1, 2, "hello", "hi"]
Phương thức duyệt mảng trong JavaScript
Phương thức của mảng trong JavaScript giúp duyệt tất cả các phần tử là: forEach
.
Phương thức này cho phép bạn thực hiện một hàm trên mỗi phần tử trong mảng với cú pháp:
arr.forEach(function (item, index, array) {
// code xử lý trong đây
});
Trong đó:
item
: là phần tử đang duyệt.index
: chỉ số của phần tử đang duyệt.array
: chính làarr
.
Ví dụ:
["a", "b", "c"].forEach(function (item, index, array) {
console.log(`item ${item} at index ${index} in array ${array}`);
});
Kết quả:
item a at index 0 in array a,b,c
item b at index 1 in array a,b,c
item c at index 2 in array a,b,c
Để hiểu hơn về forEach
, bạn có thể đọc thêm bài viết: JavaScript forEach là cái quái gì?
Các phương thức tìm kiếm trong mảng
Sau đây mình sẽ tìm hiểu về các phương thức của mảng trong JavaScript giúp tìm kiếm.
Phương thức indexOf
, lastIndexOf
và includes
Các phương thức indexOf
, lastIndexOf
và includes
có cú pháp và cách sử dụng tương tự như các phương thức cùng tên trong string.
- Phương thức
arr.indexOf(item, from)
: tìm kiếmitem
trong mảng, bắt đầu từ vị trífrom
và trả về chỉ số vị trí tìm thấy, ngược lại thì trả về-1
. - Phương thức
arr.lastIndexOf(item, from)
: tương tự phương thứcindexOf
là tìm kiếmitem
trong mảng và bắt đầu từ vị trífrom
nhưng thứ tự tìm kiếm từ phải sang trái. - Phương thức
arr.includes(item, from)
: tìm kiếmitem
trong mảng từ vị trífrom
, và trả vềtrue
nếu tìm thấy, ngược lại trả vềfalse
.
Các ví dụ:
let arr = [1, 0, 1, false];
console.log(arr.indexOf(0)); // 1
console.log(arr.indexOf(false)); // 3
console.log(arr.indexOf(null)); // -1
console.log(arr.indexOf(1)); // 0
console.log(arr.lastIndexOf(1)); // 2
console.log(arr.includes(1)); // true
Chú ý: các phương thức trên thường sử dụng toán tử so sánh bằng nghiêm ngặt ===
để kiểm tra.
Nếu bạn tìm kiếm false
thì kết quả trả về là vị trí chính xác của false
chứ không phải 0
.
Nếu bạn muốn kiểm tra sự tồn tại mà không quan tâm đến chỉ số thì nên dùng arr.includes
.
Một điểm khác nhau giữa arr.includes
với arr.indexOf
và arr.lastIndexOf
là arr.includes
có thể tìm chính xác NaN
.
let arr = [NaN];
console.log(arr.includes(NaN)); // true
console.log(arr.indexOf(NaN)); // -1
console.log(arr.lastIndexOf(NaN)); // -1
Phương thức find
và findIndex
Giả sử bạn có một mảng các object. Làm sao để tìm kiếm object trong mảng thỏa mãn một số điều kiện cho trước?
Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể dùng phương thức arr.find
hoặc arr.findIndex
.
Phương thức arr.find(fn)
có cú pháp là:
let result = arr.find(function (item, index, array) {
// code xử lý
});
Trong đó:
item
: là phần tử đang duyệt.index
: chỉ số của phần tử đang duyệt.array
: chính làarr
.
Phương thức arr.find(fn)
tìm kiếm một phần tử trong mảng thỏa mãn hàm fn
(nói cách khác là hàm fn
trả về true
) và trả về phần tử tìm được, ngược lại thì trả về undefined
.
Ví dụ tìm kiếm user có id === 2
trong một mảng:
let users = [
{ id: 1, name: "Alex" },
{ id: 2, name: "John" },
{ id: 3, name: "Anna" },
];
let user = users.find((item) => item.id === 2);
console.log(user.name); // John
Trong ví dụ trên, hàm cung cấp cho phương thức find
là arrow function (item) => item.id === 2
với một tham số item
(các tham số còn lại không sử dụng).
Phương thức arr.findIndex
có cú pháp hoàn toàn giống với arr.find
. Chỉ khác là, arr.findIndex
trả về chỉ số của phần tử tìm thấy, ngược lại thì trả về -1
, ví dụ:
let users = [
{ id: 1, name: "Alex" },
{ id: 2, name: "John" },
{ id: 3, name: "Anna" },
];
let index = users.findIndex((item) => item.id === 2);console.log(index); // 1
Phương thức filter
Phương thức arr.find
và arr.findIndex
chỉ tìm kiếm phần tử đầu tiên thỏa mãn. Để tìm kiếm nhiều phần tử thỏa mãn, bạn có thể dùng phương thức arr.filter
.
Cú pháp của arr.filter
tương tự như arr.find
và arr.findIndex
:
let results = arr.filter(function (item, index, array) {
// code kiểm tra
});
Phương thức arr.filter
trả về một mảng các phần tử thỏa mãn, ngược lại thì trả về mảng rỗng:
let users = [
{ id: 1, name: "Alex" },
{ id: 2, name: "John" },
{ id: 3, name: "Anna" },
];
let results = users.filter((item) => item.id <= 2);
console.log(results.length); // 2
let others = users.filter((item) => item.id > 5);
console.log(others.length); // 0
Các phương thức biến đổi mảng
Sau đây là các phương thức của mảng trong JavaScript giúp tạo mảng mới từ một mảng gốc hoặc thay đổi thứ tự của mảng gốc.
Phương thức map
Phương thức arr.map
là một trong những phương thức phổ biến nhất của mảng.
Phương thức này thực hiện một hàm trên mỗi phần tử của mảng và trả về một mảng các kết quả với cú pháp là:
let result = arr.map(function (item, index, array) {
// trả về giá trị mới từ mỗi item
});
Ví dụ từ mảng các string, suy ra mảng các độ dài tương ứng là:
let lengths = ["Dog", "Fish", "Elephant"].map((item) => item.length);
console.log(lengths); // (3) [3, 4, 8]
Phương thức sort
Phương thức arr.sort
sắp xếp các phần tử trong mảng theo thứ tự.
Phương thức này trả về mảng đã được sắp xếp. Tuy nhiên, mình thường bỏ qua giá trị trả về. Vì thực chất là chính arr
đã bị thay đổi.
Ví dụ:
let arr = [1, 2, 15];
arr.sort();
console.log(arr); // (3) [1, 15, 2]
Kết quả trả về là mảng [1, 15, 2]
. Bạn có thấy điểm bất thường gì ở đây không?
💡 Mặc định các phần tử được sắp xếp theo thứ tự string.
Trong ví dụ trên, các phần tử được chuyển đổi kiểu dữ liệu về string để so sánh. Mà "1" < "2"
là true
. Nên kết quả như trên là đúng.
Để sắp xếp theo tứ tự mong muốn, bạn cần truyền vào một hàm để so sánh.
Ví dụ một hàm so sánh:
function compare(a, b) {
if (a > b) return 1; // a đứng sau b
if (a == b) return 0; // a, b bằng nhau
if (a < b) return -1; // a đứng trước b
}
Áp dụng hàm so sánh vào phương thức arr.sort
để sắp xếp mảng số:
let arr = [1, 2, 15];
arr.sort(function (a, b) { if (a > b) return 1; // a đứng sau b if (a == b) return 0; // a, b bằng nhau if (a < b) return -1; // a đứng trước b});
console.log(arr); // (3) [1, 2, 15]
Kết quả bây giờ đã đúng như mong muốn. Để biết thêm về sắp xếp mảng, mời bạn tham khảo hai bài viết:
Phương thức reverse
Phương thức arr.reverse
giúp đảo ngược mảng gốc, ví dụ:
let arr = [1, 2, 3, 4, 5];
arr.reverse();
console.log(arr); // (5) [5, 4, 3, 2, 1]
Phương thức split
và join
Phương thức arr.split(delim)
giúp tách string thành một mảng với giá trị dùng để phân tách là delim
.
Ví dụ phân tách string thành mảng dựa trên dấu phẩy ,
:
let str = "a,b,c,d";
let arr = str.split(",");
console.log(arr); // (4) [a, b, c, d]
Phương thức arr.split
còn có tham số thứ hai dùng để giới hạn chiều dài của mảng:
let str = "a,b,c,d";
// giới hạn số phần tử của mảng là 2
let arr = str.split(",", 2);
console.log(arr); // (2) [a, b]
Phương thức arr.join
xử lý ngược lại với phương thức arr.split
. Phương thức này trả về một string bằng cách ghép các phần tử mảng với "một kí tự kết nối".
Ví dụ ghép các phần tử mảng bởi dấu ,
:
let arr = ["a", "b", "c", "d"];
// ghép các phần tử mảng bằng kí tự ,
let str = arr.join(",");
console.log(str); // a,b,c,d
Phương thức reduce
và reduceRight
Phương thức arr.reduce
và arr.reduceRight
dùng để tính toán và trả về một giá trị duy nhất từ các phần tử mảng.
Cú pháp phương thức reduce
là:
let value = arr.reduce(
function (accumulator, item, index, array) {
// code xử lý
},
[initial]
);
Trong đó:
initial
: giá trị khởi tạo, mặc định là0
.function
là hàm xử lý mỗi phần tử của mảng và trả về giá trị tích lũy, với các tham số:accumulator
: giá trị tích lũy sau lần duyệt phần tử phía trước và trong lần đầu tiên thìaccumulator
bằng giá trị khởi tạoinitial
.item
: phần tử hiện tại đang duyệt.index
: chỉ số của phần tử đang duyệt.array
: mảng đang duyệt, chính làarr
.
Kết quả trả về của phương thức reduce
chính là giá trị cuối cùng của accumulator
.
Ví dụ tính tổng các phần tử trong mảng:
let arr = [1, 2, 3, 4, 5];
// giá trị khởi tạo không truyền nên mặc định là 0
// tại mỗi lần duyệt, giá trị tích lũy được cộng với giá trị phần tử hiện tại
let result = arr.reduce((sum, current) => sum + current);
console.log(result); // 15
Phương thức arr.reduceRight
tương tự như phương thức arr.reduce
, chỉ khác là thứ tự duyệt từ phải sang trái.
Để biết thêm về arr.reduce
, mời bạn tham khảo bài viết: Ứng dụng reduce trong mảng.
Cách kiểm tra giá trị là mảng
Vì array bản chất là object, nên bạn không thể dùng typeof
để xác định array.
let arr = [];
let obj = {};
console.log(typeof arr); // object
console.log(typeof obj); // object
Để giải quyết vấn đề trên, bạn có thể sử dụng phương thức Array.isArray(value)
. Phương thức này trả về true
nếu value
là mảng, ngược lại thì trả về false
.
let arr = [];
let obj = {};
console.log(Array.isArray(arr)); // true
console.log(Array.isArray(obj)); // false
Tham số thisArg
Hầu hết các phương thức của mảng trong JavaScript đều có tham số cuối cùng là thisArg
.
Tham số này không bắt buộc và ít sử dụng nên mình không nói đến trong các phần trên.
Cú pháp đầy đủ các phương thức với thisArg
là:
arr.find(func, thisArg);
arr.filter(func, thisArg);
arr.map(func, thisArg);
// ...
// thisArg là tham số cuối cùng và không bắt buộc phải có
Giá trị của thisArg
chính là giá trị của this
ở trong hàm func
.
Ví dụ lọc các giá trị của mảng nằm trong đoạn từ min
đến max
:
// mảng ban đầu
let arr = [1, 3, 5, 2, 6, 10, 4];
// object điều kiện
let boundary1 = {
min: 1,
max: 5,
};
let boundary2 = {
min: 3,
max: 8,
};
// filter function
// giá trị của this là object ứng với thisArg
function filterFunc(item) {
return item >= this.min && item <= this.max;
}
// filter
let ret1 = arr.filter(filterFunc, boundary1);
let ret2 = arr.filter(filterFunc, boundary2);
// kết quả
console.log(ret1); // (5) [1, 3, 5, 2, 4]
console.log(ret2); // (4) [3, 5, 6, 4]
Tổng kết
Sau đây là tổng kết một số phương thức của mảng trong JavaScript:
- Thêm/xóa phần tử mảng:
push(...items)
: thêm một hay nhiều phần tử vào cuối mảng.pop()
: lấy ra và trả về phần từ cuối cùng của mảng.shift()
: lấy ra và trả về phần tử đầu tiên của mảng.unshift(...items)
: thêm vào một hay nhiều phần tử vào đầu mảng.splice(pos, deleteCount, ...items)
: tại vị trípos
, xóadeleteCount
phần tử rồi chèn thêm vào đó cácitems
.slice(start, end)
: tạo mảng mới bằng cách copy các phần tử của mảng từ vị trístart
đếnend
(không bao gồmend
).concat(...items)
: trả về mảng mới bằng cách copy tất cả các phần tử của mảng hiện tại, rồi chèn thêm cácitems
phía sau. Nếuitems
là một mảng thì các phần tử của mảng sẽ được copy, ngược lại thì copy cảitems
.
- Tìm kiếm trong mảng:
indexOf(item, pos)
: tìm phần tửitem
trong mảng bắt đầu từ vị trípos
và trả về chỉ số vị trí tìm thấy, ngược lại trả về-1
.lastIndexOf(item, pos)
: tương tự như phương thứcindexOf(item, pos)
nhưng thứ tự tìm kiếm là từ phải sang trái.includes(value)
: trả vềtrue
nếu mảng chứa giá trịvalue
, ngược lại thì trả vềfalse
.find(func)
: tìm và trả về phần tử đầu tiên trong mảng thỏa mãn hàmfunc
(tức hàmfunc
trả vềtrue
).filter(func)
: tìm và trả về tất cả các phần tử trong mảng thỏa mãn hàmfunc
(tức hàmfunc
trả vềtrue
).findIndex(func)
: tương tự phương thứcfind(func)
nhưng giá trị trả về là chỉ số.
- Duyệt mảng:
forEach(func)
: gọi hàmfunc
ứng với mỗi phần tử của mảng và không trả về giá trị nào.
- Biến đổi mảng:
map(func)
: tạo mảng mới từ kết quả của việc gọi hàmfunc
ứng với mỗi phần tử mảng.sort(func)
: sắp xếp mảng hiện tại theo thứ tự.reverse()
: đảo ngược thứ tự mảng hiện tại.split(delim)
: tách string thành mảng với giá trị phân tách làdelim
.join(delim)
: ghép các phần tử mảng với giá trị kết nối làdelim
và trả về string sau khi kết nối.reduce(func, initial)
: tính toán và trả về một giá trị duy nhất bằng cách gọi hàmfunc
với mỗi phần tử mảng. Kết quả của mỗi lượt duyệt sẽ được tích lũy và truyền vào lượt tiếp theo.reduceRight(func, initial)
: tương tự nhưreduce
nhưng thứ tự duyệt là từ phải sang trái.
Để kiểm tra một giá trị là mảng, bạn sử dụng phương thức Array.isArray(value)
.
Trên đây là các phương thức của mảng trong JavaScript mà mình thấy hay sử dụng nhất. Dĩ nhiên, còn nhiều phương thức khác nữa, bạn có thể tự tìm hiểu thêm tại các bài viết sau:
★ Nếu bạn thấy bài viết này hay thì hãy theo dõi mình trên Facebook để nhận được thông báo khi có bài viết mới nhất nhé:
- Facebook Fanpage: Complete JavaScript
- Facebook Group: Hỏi đáp JavaScript VN
Bình luận