Khác nhau giữa ES6 và TypeScript

Cập nhật ngày 08/05/2022

ECMAScript 6 (ES6)

ES6 còn được gọi là ECMAScript 2015 vì được phát hành vào năm 2015.

ES6 cho phép các nhà phát triển khởi tạo một đối tượng bằng toán tử new, sử dụng arrow functionnhiều tính năng khác...

TypeScript

TypeScript là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng mã nguồn mở, được khởi chạy và giới thiệu vào 1/10/2012.

TypeScript tuân theo cú pháp JavaScript nhưng bổ sung thêm nhiều tính năng riêng biệt.

TypeScript được phát triển và duy trì bởi Microsoft theo giấy phép của Apache 2.

TypeScript không trực tiếp chạy trên trình duyệt và cần phải biên dịch ra JavaScript trước khi chạy.

Sự khác biệt giữa ES6 và TypeScript

  1. Tổng quan:
  • ECMA script 6 là phiên bản thứ 6 của đặc tả ngôn ngữ kịch bản đã đăng ký nhãn hiệu ECMAScript do ECMA xác định.
  • TypeScript là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng thuần túy mã nguồn mở, miễn phí, được phát triển và duy trì bởi Microsoft.
  1. Kiểu dữ liệu hỗ trợ:
  • ES6 không hỗ trợ tất cả các kiểu dữ liệu.
  • TypeScript hỗ trợ tất cả các kiểu dữ liệu nguyên thủy.
  1. Thời gian phát hành:
  • ES6 được giới thiệu vào năm 2015.
  • TypeScript được giới thiệu vào năm 2012.
  1. Tính năng Generics, Type Annotations, Inference, Enums, và Interfaces:
  • ES6 không hỗ trợ.
  • TypeScript có hỗ trợ.
  1. Modules:
  • ES6 module có thể được sử dụng bằng cách dùng importexport.
  • TypeScript module có 2 loại: internal module và external module.
  1. Tính linh hoạt:
  • ES6 tương đối linh hoạt hơn trong thời gian phát triển.
  • TypeScript loại bỏ các lỗi phát triển.
  1. Phạm vị biến:
  • ES6 có hai phạm vi là: phạm vi toàn cục (global) và phạm vi cục bộ (local).
  • TypeScript có ba phạm vi là: phạm vi toàn cục (global), phạm vi class và phạm vi cục bộ (local).
  1. Danh sách các công ty lớn sử dụng:
  • ES6 được sử dụng bởi: Slack, StackShare, eBay, Asana, Intuit, Swat.io...
  • TypeScript được sử dụng bởi: Slack, Asana, CircleCI, Intuit, Swat.io, Avocode...

Tham khảo:

★ Nếu bạn thấy bài viết này hay thì hãy theo dõi mình trên Facebook để nhận được thông báo khi có bài viết mới nhất nhé:

Các cách kế thừa cơ bản trong JavaScript
Cách kiểm tra hai số gần bằng nhau trong JavaScript
Chia sẻ:

Bình luận