Xoắn não với phỏng vấn JavaScript 2
Xin chào bạn đến bài viết Xoắn não với phỏng vấn JavaScript 2, hôm nay mình lại tiếp tục chia sẻ với bạn những câu hỏi phỏng vấn JavaScript rất hay. Mời bạn theo dõi bài viết!
Xoắn não với phỏng vấn JavaScript 2 – Câu 1
Cho bạn 4 đoạn code sau:
Đoạn 1:
let person = {
name: "Bob",
sayName: function () {
setTimeout(function () {
console.log(`I'm ${this.name}`);
}, 1000);
},
};
person.sayName();
Đoạn 2:
let person = {
name: "Bob",
sayName: () => {
setTimeout(() => {
console.log(`I'm ${this.name}`);
}, 1000);
},
};
person.sayName();
Đoạn 3:
let person = {
name: "Bob",
sayName: function () {
setTimeout(() => {
console.log(`I'm ${this.name}`);
}, 1000);
},
};
person.sayName();
Đoạn 4:
let person = {
name: "Bob",
sayName: () => {
setTimeout(function () {
console.log(`I'm ${this.name}`);
}, 1000);
},
};
person.sayName();
Hỏi console in ra kết quả thế nào và tại sao?
Đáp án:
- Đoạn code 1, 2, 4: I'm
- Đoạn code 3: I'm Bob
Như vậy đoạn code 3 là đoạn code in ra kết quả như mong muốn.
Giải thích:
Để giải quyết bài toán này bạn cần nắm được sự khác biệt giữa function và arrow function. Cụ thể là về this.
➤ Đối với function:
In most cases, the value of this is determined by how a function is called. It can't be set by assignment during execution, and it may be different each time the function is called.
Tức là: trong hầu hết các trường hợp, this được xác định dựa trên cách function được gọi như thế nào. Nó không thể set trong quá trình chạy, và có thể khác nhau trong mỗi lần function được gọi.
Nếu so sánh với các ngôn ngữ khác như C++, Java,… thì có thể hiểu this chính là một con trỏ, và mình có thể trỏ nó đến các đối tượng khác nhau.
Hãy thử xem xét 4 ví dụ sau:
Ví dụ 1:
function func1() {
console.log("function 1: ", this);
}
func1();
// => function 1: Window {
// postMessage: ƒ, blur: ƒ, focus: ƒ, close: ƒ, frames: Window, …
// }
Ở đây, việc bạn gọi func1() sẽ tương đương với window.func1(). Vì vậy, this sẽ là đối tượng window.
Ví dụ 2:
function func2() {
console.log("function 2: ", this);
}
let obj = { x: 1 };
func2.bind(obj)();
// => function 2: {x: 1}
Ở đây, mình dùng phương thức bind để bind this với đối tượng obj. Vì vậy, this sẽ là tương ứng với đối tượng obj.
Ví dụ 3:
let person = {
name: "Bob",
test: function () {
console.log("test: ", this);
},
};
person.test();
// => test: {name: "Bob", test: ƒ}
Ở ví dụ này, hàm test là một phương thức của obj person và chính đối tượng này chịu trách nhiệm gọi hàm. Vì vậy, this sẽ trỏ tới person.
Ví dụ 4:
setTimeout(function () {
console.log("callback: ", this);
}, 1000);
// => callback: Window {
// postMessage: ƒ, blur: ƒ, focus: ƒ, close: ƒ, frames: Window, …
// }
Ở đây, function được truyền vào setTimeout, dạng callback. Thực chất, khi những hàm callback này được gọi thì thằng gọi nó chính là window. Vì vậy, this sẽ ứng với window.
Tóm lại, thằng nào gọi function thì this chính là thằng đó.
➤ Đối với arrow function:
An arrow function expression has a shorter syntax than a function expression and does not have its own this, arguments, super, or new.target.
Theo như định nghĩa, hàm arrow function không có thuộc tính this. Vì vậy, this sẽ được duy trì với ngữ cảnh gần nhất chứa nó.
Ví dụ:
let person = {
name: "Bob",
test: () => {
console.log("test: ", this);
},
};
person.test();
// => test: Window {postMessage: ƒ, blur: ƒ, focus: ƒ, close: ƒ, frames: Window, …}
Mặc dù, hàm test được gọi bởi đối tượng person, nhưng vì hàm này là arrow function nên this sẽ ứng với ngữ cảnh gần nhất – là window.
Như vậy, ứng với mỗi đoạn code trên thì this sẽ được xác định như sau:
Đoạn 1:
let person = {
name: "Bob",
sayName: function () {
// this = person
setTimeout(function () {
// this = window
console.log(`I'm ${this.name}`);
}, 1000);
},
};
person.sayName();
Đoạn 2:
let person = {
name: "Bob",
sayName: () => {
// this = window
setTimeout(() => {
// this = window
console.log(`I'm ${this.name}`);
}, 1000);
},
};
person.sayName();
Đoạn 3:
let person = {
name: "Bob",
sayName: function () {
// this = person
setTimeout(() => {
// this = person
console.log(`I'm ${this.name}`);
}, 1000);
},
};
person.sayName();
Đoạn 4:
let person = {
name: "Bob",
sayName: () => {
// this = window
setTimeout(function () {
// this = window
console.log(`I'm ${this.name}`);
}, 1000);
},
};
person.sayName();
Với cách xác định this như trên thì đoạn code 3 sẽ cho ra kết quả như mong muốn.
Bonus:
➤ Với đoạn code 1 phía trên, mình có thể sửa đi 1 chút để ra kết quả như mong muốn mà không cần dùng arrow function:
Cách 1: sử dụng biến tạm để lưu lại giá trị của this
let person = {
name: "Bob",
sayName: function () {
let self = this;
// this = person, self = person
setTimeout(function () {
// this = window, self = person
console.log(`I'm ${self.name}`);
}, 1000);
},
};
person.sayName();
Cách 2: sử dụng phương thức bind để gán this cho đối tượng mong muốn
let person = {
name: "Bob",
sayName: function () {
// this = person
setTimeout(
function () {
// this = person
console.log(`I'm ${this.name}`);
}.bind(this),
1000
);
},
};
person.sayName();
Cụ thể, mình đã bind hàm callback trên với this – person. Vì vậy, this bên trong hàm callback sẽ tương ứng với person.
Với các đoạn code còn lại, tại sao kết quả không phải là "I'm undefined" mà chỉ là "I'm". Bởi vì, đối tượng window có sẵn một thuộc tính là "name". Khi bạn chưa set giá trị cho nó thì mặc định name là một string rỗng "", chứ không phải undefined. Điều đó giải thích cho kết quả phía trên.
Trên đây là lời giải thích khá chi tiết cho câu hỏi số 1. Mời bạn đến với câu số 2.
Xoắn não với phỏng vấn JavaScript 2 – Câu 2
(function (foo) {
console.log(typeof foo);
})([1, 2, 3]);
Hỏi console in ra kết quả như thế nào?
Đáp án: object
Giải thích:
Với câu hỏi này, bạn cần quan tâm đến 2 vấn đề:
IIFE (Immediately Invoked Function Expression): tức là hàm số thực thi ngay sau khi nó được khai báo. Và bạn có thể truyền tham số vào hàm này, bằng cách:
(function (p) {})(parameter);
Trong đó, parameter sẽ tương ứng với p.Quay lại với câu hỏi, foo chính là array [1, 2, 3].
Toán tử typeof sẽ trả về string biểu diễn kiểu dữ liệu của toán hạng tương ứng. Tuy nhiên, bạn cần chú ý là typeof (array) luôn trả về "object" chứ không phải "array".
Như vậy, đáp án cho câu hỏi này phải là: "object".
Xoắn não với phỏng vấn JavaScript 2 – Câu 3
// Cách 1:
function func() {}
// Cách 2:
let func = function () {};
Hai cách khai báo function trên khác nhau như thế nào? Nêu ví dụ minh họa?
Hai cách trên đều dùng để khai báo function, nhưng chúng khác nhau ở những điểm sau:
Cách 1 gọi là function declaration. Trong khi, cách 2 gọi là function expression.
Cách 1 bắt buộc phải có tên. Ngược lại, cách thứ 2 bạn có thể bỏ qua tên của function. Chú ý: tên của function là thành phần ở giữa function và (). Tức là:
// Function declaration
function name() {} // Đúng
function (){} // Lỗi: SyntaxError: Unexpected token (
// Function expression
let name = function (){} // Đúng
let name = function a(){} // Đúng
Function declaration được hoisted. Function expression thì không. Và hoisting được hiểu nôm na là mọi biến, hàm được hoisted sẽ được đưa lên vị trí đầu tiên trong block chứa nó.
Do đó, nếu sử dụng cách 1, bạn có thể gọi hàm trước khi khai báo hàm. Ngược lại, khi sử dụng cách 2, bạn buộc phải định nghĩa hàm trước khi sử dụng nó.
// Cách 1:
func(); // Đúng
function func() {
console.log("Hello");
}
// Cách 2:
func(); // Lỗi: ReferenceError: func is not defined
let func = function () {
console.log("Hello");
};
Xoắn não với phỏng vấn JavaScript 2 – Câu 4
let cat = function () {
return;
{
say: "meow";
}
};
Hỏi console in ra kết quả như thế nào? Tại sao?
Đáp án: undefined
Giải thích:
Bởi vì, với JavaScript bạn có thể không cần sử dụng dấu chấm phẩy (;). Do đó, đoạn code trên sẽ tương đương với:
let cat = function () {
return undefined;
{
say: "meow";
}
};
console.log(cat());
// => undefined
Vì vậy, đoạn code phía sau return sẽ không bao giờ được chạy đến. Để sửa lại kết quả sao cho đúng thì bạn có thể làm như sau:
let cat = function () {
return {
say: "meow",
};
};
console.log(cat());
// => {say: "meow"}
Xoắn não với phỏng vấn JavaScript 2 – Câu 5
console.log(Math.max());
Hỏi console in ra kết quả như thế nào? Tại sao?
Đáp án: -Infinity
Giải thích:
-Infinity tương ứng với Number.NEGATIVE_INFINITY – là số âm vô cùng.
Khi không có tham số được truyền vào hàm Math.max thì kết quả trả về sẽ là -Infinity.
Nhưng tại sao kết quả lại là số này? Trước tiên cần xem xét thuật toán tìm số lớn nhất trong một mảng. Mình có thể implement lại như sau:
function max(arr) {
let ans = -Infinity;
for (let i = 0; i < arr.length; i++) {
if (arr[i] > ans) ans = arr[i];
}
return ans;
}
Tức là để tìm ra số lớn nhất của mảng, mình cần khởi tạo ans với giá trị nhỏ nhất có thể. Sau đó, mình duyệt từng phần tử của mảng và kiểm tra nếu như phần tử đó lớn hơn giá trị nhỏ nhất hiện tại thì gán ans = giá trị phần tử hiện tại. Đó chính là lý do tại sao bạn có thể suy ra kết quả là -Infinity mà không cần đọc tài liệu.
Xoắn não với phỏng vấn JavaScript 2 – Câu 6
console.log(0 + "0");
console.log(0 - "0");
console.log(0 * "0");
console.log(0 / "0");
Hỏi console in ra kết quả như thế nào? Tại sao?
Đáp án:
00
0
0
NaN
Giải thích:
Khi thực hiện tính toán trong JavaScript mà kiểu dữ liệu của các toán hạng là khác nhau thì JavaScript sẽ tự động convert chúng về cùng 1 kiểu dữ liệu.
Ở câu hỏi, 2 toán hạng có kiểu dữ liệu lần lượt là number và string. Do đó, JavaScript sẽ phải convert chúng về cùng 1 kiểu.
Vấn đề là kiểu nào, number hay string?
Với toán tử + thì JavaScript sẽ ưu tiên convert về string. Do đó:
0 + '0' = '0' + '0' = '00'
Với các toán tử còn lại (-, *, /), JavaScript sẽ convert về number. Bởi lẽ, các toán tử này không áp dụng được với string. Do đó:
0 - '0' = 0 - 0 = 0;
0 * '0' = 0 * 0 = 0;
0 / '0' = 0 / 0 = NaN;
Kết luận
Trên đây là 6 câu hỏi phỏng vấn JavaScript cũng rất hay. Nếu bạn có cùng nhận xét với mình thì vui lòng để lại bình luận xuống phía dưới nhé!
Xin chào và hẹn gặp lại bạn trong bài viết tiếp theo, thân ái!
★ Nếu bạn thấy bài viết này hay thì hãy theo dõi mình trên Facebook để nhận được thông báo khi có bài viết mới nhất nhé:
- Facebook Fanpage: Complete JavaScript
- Facebook Group: Hỏi đáp JavaScript VN
Bình luận