Hàm đệ quy trong JavaScript
Hàm đệ quy trong JavaScript chính là một hàm tự gọi lại chính nó.
Ví dụ sau in ra Hello world! n
lần sử dụng hàm đệ quy:
function sayHello(count) { if (count <= 0) {
return;
}
console.log("Hello world!");
sayHello(count - 1);}
// sayHello 5 lần
sayHello(5);
Kết quả:
Hello world!
Hello world!
Hello world!
Hello world!
Hello world!
Đây chỉ là ví dụ minh họa về hàm đệ quy trong JavaScript. Thực tế, bạn có thể sử dụng vòng lặp for
để giải quyết bài toán trên:
function sayHello(count) {
for (let i = 0; i < count; i++) {
console.log("Hello world!");
}
}
sayHello(5);
Kết quả hoàn toàn tương đương. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp việc sử dụng hàm đệ quy lại giúp code trở nên ngắn gọn, rõ ràng và dễ bảo trì hơn sử dụng vòng lặp.
Vì vậy, mình hãy cùng tìm hiểu về hàm đệ quy trong JavaScript để biết cách áp dụng khi cần thiết.
Các thành phần cơ bản của hàm đệ quy
Hàm đệ quy nói chung và hàm đệ quy trong JavaScript nói riêng, có hai thành phần đặc trưng:
- Phần cơ sở: điều kiện để thoát đệ quy.
- Phần đệ quy: gọi lại chính nó.
function sayHello(count) {
// phần cơ sở: điều kiện thoát đệ quy là biến count <= 0
if (count <= 0) {
return;
}
// xử lý logic cơ bản
console.log("Hello world!");
// phần đệ quy: gọi lại chính hàm sayHello
sayHello(count - 1);
}
Cũng tương tự như điều kiện để thoát vòng lặp, nếu không có điều kiện cơ sở thì hàm đệ quy sẽ không bao giờ dừng lại (đệ quy vô hạn), dẫn đến tràn stack.
Ví dụ bỏ qua điều kiện cơ cở của hàm đệ quy trên:
function sayHello(count) {
// // phần cơ sở: điều kiện thoát đệ quy là biến count <= 0
// if (count <= 0) {
// return;
// }
console.log("Hello world!");
// phần đệ quy: gọi lại chính hàm sayHello
sayHello(count - 1);
}
sayHello();
Kết quả là Hello world! được in ra khoảng hơn 10000
lần thì bị lỗi tràn stack, cụ thể: Uncaught RangeError: Maximum call stack size exceeded.
Hello world!
Hello world!
...
Hello world!
Uncaught RangeError: Maximum call stack size exceeded
Chú ý: con số
10000
trên chỉ là tương đối, phụ thuộc vào từng JavaScript Engine.
Call stack là gì?
- Call: là lời gọi hàm.
- Stack: là ngăn xếp, hoạt động theo nguyên tắc "vào sau ra trước", tiếng anh là Last In First Out - LIFO.
Khi gọi hàm, JavaScript Engine đưa các lời gọi hàm vào trong một ngăn xếp.
- Hàm gọi sau được đưa lên đầu ngăn xếp, đến khi gọi xong thì đưa hàm ra khỏi ngăn xếp.
- Cứ như vậy đến khi ngăn xếp trống thì nghĩa là đã gọi xong hàm.
Có thể bạn quan tâm: Triển khai Stack trong JavaScript với Array, Object hay Map
Việc lưu lời gọi hàm vào ngăn xếp là tốn bộ nhớ. Vì vậy, JavaScript Engine sẽ giới hạn kích thước của ngăn xếp (khoảng 10000
hoặc hơn, tùy thuộc vào engine).
Khi sử dụng hàm đệ quy trong JavaScript, bạn cần chú ý đến điều kiện cơ sở để thoát đệ quy, tránh đệ quy vô hạn dẫn đến tràn stack như ví dụ trên.
Sử dụng hàm đệ quy khi nào?
Khi một bài toán có thể chia ra thành nhiều bài toán con và bài toán con có dạng tương tự như bài toán cha thì bạn có thể sử dụng hàm đệ quy.
Ví dụ bài toán tính giá trị của lũy thừa a^b
(a mũ b) với định nghĩa toán học là:
a^b = 1, nếu b = 0
a^b = a * a^(b-1), nếu b > 0
Theo định nghĩa trên, bài toán cha là tính a^b
lại dựa trên bài toán con a^(b-1)
. Vì vậy, bạn có thể áp dụng hàm đệ quy để tính giá trị a^b
như sau:
function power(a, b) {
// điều kiện dừng đệ quy
if (b === 0) {
return 1;
}
// gọi lại chính nó
return a * power(a, b - 1);
}
console.log(power(2, 0)); // 1
console.log(power(2, 1)); // 2
console.log(power(2, 2)); // 4
console.log(power(2, 3)); // 8
So sánh hàm đệ quy và vòng lặp
Bài toán tính lũy thừa trên có thể giải quyết bằng cách sử dụng vòng lặp:
function power(a, b) {
let ret = 1;
for (let i = 0; i < b; i++) {
ret *= a;
}
return ret;
}
console.log(power(2, 0)); // 1
console.log(power(2, 1)); // 2
console.log(power(2, 2)); // 4
console.log(power(2, 3)); // 8
Đa số các bài toán có thể sử dụng hàm đệ quy thì đều có thể giải bằng cách sử dụng vòng lặp.
Việc sử dụng vòng lặp nhìn chung là chạy nhanh và tiết kiệm bộ nhớ hơn cách sử dụng hàm đệ quy. Vì sử dụng vòng lặp chỉ đưa lời gọi hàm vào call stack 1 lần - không mất thời gian và không gian bộ nhớ như đệ quy.
Ngược lại, cách sử dụng hàm đệ quy lại giúp code trở nên ngắn gọn và rõ ràng hơn sử dụng vòng lặp.
Đối với một số bài toán có thể giải bằng hai cách mà không quá quan trọng thời gian và không gian bộ nhớ thì mình sẽ ưu tiên sử dụng hàm đệ quy trong JavaScript.
Tổng kết
Hàm đệ quy trong JavaScript là hàm gọi lại chính nó, với hai thành phần cơ bản là:
- Phần cơ sở: điều kiện để thoát đệ quy. Nếu điều kiện cơ sở không chính xác thì có thể dẫn tới đệ quy vô hạn, gây ra lỗi tràn stack.
- Phần đệ quy: gọi lại chính nó.
Đa số các bài toán có thể sử dụng hàm đệ quy thì đều có thể giải bằng cách sử dụng vòng lặp. Tùy thuộc vào yêu cầu của từng bài toán mà bạn lựa chọn cách làm phù hợp:
- Nếu bạn cần tối ưu thời gian, không gian bộ nhớ thì sử dụng vòng lặp.
- Nếu bạn ưu tiên tính ngắn ngọn, dễ bảo trì thì có thể sử dụng hàm đệ quy.
Thực hành
Bài 1
Viết hàm sumTo(n)
để tính tổng các số từ 1 đến n: 1 + 2 + ... + n
, ví dụ:
sumTo(1) = 1
sumTo(2) = 2 + 1 = 3
sumTo(3) = 3 + 2 + 1 = 6
sumTo(4) = 4 + 3 + 2 + 1 = 10
...
sumTo(100) = 100 + 99 + ... + 2 + 1 = 5050
Triển khai hàm sumTo(n)
theo 3 cách khác nhau:
- Sử dụng vòng lặp.
- Sử dụng đệ quy.
- Sử dụng công thức toán học.
► Cách 1: sử dụng vòng lặp
function sumTo(n) {
let sum = 0;
for (i = 0; i <= n; i++) {
sum += i;
}
return sum;
}
► Cách 2: sử dụng đệ quy
function sumTo(n) {
if (n === 1) return 1;
return n + sumTo(n - 1);
}
► Cách 3: sử dụng công thức toán học
function sumTo(n) {
return (n * (n + 1)) / 2;
}
Bài 2
Viết hàm factorial(n)
tính n giai thừa: n! = (n) * (n-1) * (n-2) * ... * 1
, ví dụ:
1! = 1
2! = 2 * 1 = 2
3! = 3 * 2 * 1 = 6
4! = 4 * 3 * 2 * 1 = 24
5! = 5 * 4 * 3 * 2 * 1 = 120
Triển khai hàm factorial(n)
theo hai cách:
- Sử dụng vòng lặp.
- Sử dụng đệ quy.
► Cách 1: sử dụng vòng lặp
function factorial(n) {
let ret = 1;
for (let i = 1; i <= n; i++) {
ret *= i;
}
return ret;
}
► Cách 2: sử dụng đệ quy
function factorial(n) {
if (n === 0) return 1;
return n * factorial(n - 1);
}
Bài 3
Viết hàm fibonacci(n)
tính số fibonacci theo công thức:
fibonacci(n) = n nếu n = 0 hoặc n = 1
fibonacci(n) = fibonacci(n - 1) + fibonacci(n - 2)
Ví dụ:
fibonacci(0) = 0
fibonacci(1) = 1
fibonacci(2) = 1 + 0 = 1
fibonacci(3) = 1 + 1 = 2
fibonacci(4) = 2 + 1 = 3
fibonacci(5) = 3 + 2 = 5
function fibonacci(n) {
if (n === 0 || n === 1) return n;
return fibonacci(n - 1) + fibonacci(n - 2);
}
Bài 4
Cho danh sách liên kết đơn như sau:
let list = {
value: 1,
next: {
value: 2,
next: {
value: 3,
next: {
value: 4,
next: null,
},
},
},
};
Viết hàm printList(singleLinkedList)
để in ra các phần tử của list theo hai cách:
- Sử dụng vòng lặp.
- Sử dụng hàm đệ quy.
Kết quả hiển thị trên console là:
1
2
3
4
► Cách 1: sử dụng vòng lặp
function printList(singleLinkedList) {
let p = singleLinkedList;
while (p) {
console.log(p.value);
p = p.next;
}
}
► Cách 2: sử dụng đệ quy
function printList(singleLinkedList) {
if (singleLinkedList === null) return;
console.log(singleLinkedList.value);
printList(singleLinkedList.next);
}
Bài 5
Cho danh sách liên kết đơn như sau:
let list = {
value: 1,
next: {
value: 2,
next: {
value: 3,
next: {
value: 4,
next: null,
},
},
},
};
Viết hàm printReverseList(singleLinkedList)
để in ra các phần tử của list theo thứ tự ngược lại với bài 4 bằng hai cách:
- Sử dụng vòng lặp.
- Sử dụng hàm đệ quy.
Kết quả hiển thị trên console là:
4
3
2
1
► Cách 1: sử dụng vòng lặp
function printReverseList(singleLinkedList) {
let arr = [];
let p = singleLinkedList;
while (p) {
arr.push(p.value);
p = p.next;
}
for (let i = arr.length - 1; i >= 0; i--) {
console.log(arr[i]);
}
}
► Cách 2: sử dụng đệ quy
function printReverseList(singleLinkedList) {
if (singleLinkedList.next) {
printReverseList(singleLinkedList.next);
}
console.log(singleLinkedList.value);
}
★ Nếu bạn thấy bài viết này hay thì hãy theo dõi mình trên Facebook để nhận được thông báo khi có bài viết mới nhất nhé:
- Facebook Fanpage: Complete JavaScript
- Facebook Group: Hỏi đáp JavaScript VN
Bình luận