Vòng lặp trong JavaScript

Cập nhật ngày 20/11/2021

Đôi khi bạn cần phải lặp lại một hành động với số lần cho trước. Thay vì phải viết lại code giống nhau cho mỗi lượt lặp, JavaScript cung cấp cho bạn một cấu trúc lặp hay gọi cách khác là vòng lặp trong JavaScript.

Có ba vòng lặp trong JavaScript là:

  • Vòng lặp while.
  • Vòng lặp do...while.
  • Vòng lặp for.

Vòng lặp while

Cú pháp của vòng lặp while là:

while (condition) {
  // code
}

Trong đó:

  • Condition là điều kiện thực hiện vòng lặp.
  • Khi condition có giá trị truthy thì code được thực thi. Ngược lại, khi conditionfalsy thì vòng lặp kết thúc.

Ví dụ vòng lặp while sau đây in ra các số từ 1 đến 3:

let count = 1;

while (count <= 3) {
  console.log(count);
  count++;
}

// 1
// 2
// 3

Đoạn code trên diễn tả bằng lời như sau:

Khởi tạo biến count bằng 1. Kiểm tra điều kiện nếu count <= 3 đúng thì ghi ra console.log số count. Sau đó, tăng count lên 1 đơn vị. Tiếp tục quá trình kiểm tra điều kiện, ghi log và tăng count cho đến khi count <= 3 sai thì dừng lại.

Trong đoạn code trên, nếu bạn không có count++ thì giá trị của biến count mãi mãi là 1. Nói cách khác, giá trị của count <= 3 luôn luôn là true. Do đó, vòng lặp sẽ lặp vô hạn và không bao giờ dừng lại.

Chú ý: thành phần condition có thể là biểu thức hoặc biến.

Ví dụ đoạn code in ra các số từ 3 về 1:

let n = 3;

// Khi n === 0 thì n là falsy, suy ra vòng lặp kết thúc.
while (n) {
  console.log(n);
  n--; // Giá trị của n giảm đi 1 đơn vị sau mỗi lượt lặp
}

// 3
// 2
// 1

Nếu đoạn code bên trong vòng lặp chỉ là một câu lệnh thì bạn có thể bỏ qua cặp dấu {}.

Ví dụ vòng lặp while chỉ có một câu lệnh ở thân vòng lặp:

let n = 3;
while (n) console.log(n--);
// 3
// 2
// 1

Vòng lặp do...while

Vòng lặp do...while tương tự như vòng lặp while, chỉ khác là điều kiện vòng lặp được chuyển xuống cuối cấu trúc lặp.

Cú pháp vòng lặp do...while như sau:

do {
  // code
} while (condition);

Khác với vòng lặp while, vòng lặp do...while luôn thực hiện ít nhất một lượt lặp. Sau đó mới kiểm tra điều kiện lặp.

Nếu condition có giá trị truthy thì tiếp tục cấu trúc lặp. Ngược lại, khi conditionfalsy thì vòng lặp do...while kết thúc.

Ví dụ vòng lặp do...while in ra các số từ 1 đến 3:

let count = 1;

do {
  console.log(count);
  count++;
} while (count <= 3);

// 1
// 2
// 3

Vòng lặp for

Nếu để ý các ví dụ ở trên thì bạn sẽ thấy rằng, cấu trúc lặp với các loại vòng lặp như sau:

  • Khởi tạo giá trị biến đếm (count = 1).
  • So sánh giá trị đếm với giá trị tối đa (count <= 3).
  • Tăng giá trị đếm (count++).

Để ngắn gọn, JavaScript sinh ra vòng lặp for với cú pháp là:

for([khởi tạo]; [điều kiện]; [cập nhật]){
  // code
}

Trong đó:

  • [Khởi tạo]: Thực hiện một lần lúc bắt đầu vòng lặp.
  • [Điều kiện]: Kiểm tra trước mỗi vòng lặp.
  • [Cập nhật]: Thực hiện ở cuối mỗi vòng lặp.

Ví dụ vòng lặp for dùng để in ra các số từ 1 đến 3:

for (let count = 1; count <= 3; count++) {
  console.log(count);
}

// 1
// 2
// 3

Bạn có thể thấy là cấu trúc lặp vẫn được duy trì mà nhìn code gọn gàng hơn nhiều.

Chú ý: biến count được khai báo bên trong vòng lặp for như trên thì phạm vi của biến chỉ là bên trong vòng lặp for. Do đó, bạn không thể sử dụng biến count trên ở bên ngoài vòng lặp for.

Ví dụ sau bị lỗi Uncaught ReferenceError: count is not defined khi cố gắng truy cập vào biến count:

for (let count = 1; count <= 3; count++) {  console.log(count);
}

console.log(count); // Uncaught ReferenceError: count is not defined

Để sử dụng được biến count, bạn cần khai báo biến count ở ngoài vòng lặp for:

let count;
for (count = 1; count <= 3; count++) {
  console.log(count);
}

console.log(count); // 4

Chú ý: bất kể phần nào trong vòng lặp for đều không bắt buộc.

Ví dụ bỏ qua phần khởi tạo:

let count = 1;

for (; count <= 3; count++) {
  console.log(count);
}

// 1
// 2
// 3

Ví dụ bỏ qua phần cập nhật:

let count = 1;

for (; count <= 3; ) {
  console.log(count++);
}

// 1
// 2
// 3

Ví dụ bỏ qua phần điều kiện (trường hợp này sẽ lặp vô hạn):

let count = 1;

for (;;) {
  console.log(count++);
}

Thoát vòng lặp trong JavaScript

Các ví dụ trên luôn có điều kiện để thoát khỏi vòng lặp. Nghĩa là bất cứ khi nào condition có giá trị falsy thì vòng lặp sẽ dừng lại.

Tuy nhiên, bạn có thể chủ động dừng vòng lặp bất cứ khi nào bằng cách sử dụng từ khóa break.

💡 Bài viết trước mình có giới thiệu về tứ khóa break sử dụng trong lệnh switch case.

Ví dụ in ra bội số nhỏ nhất của 7 bắt đầu từ 8 (hay số nhỏ nhất chia hết cho 7 bắt đầu từ số 8):

for (let number = 8; ; number++) {
  if (number % 7 === 0) {
    console.log(number);
    break;  }
}

// 14

Trong vòng lặp for trên, mình bỏ qua phần điều kiện. Nghĩa là không kiểm tra điều kiện trước khi thực hiện vòng lặp. Hay vòng lặp luôn luôn được thực hiện.

Trong mỗi vòng lặp, mình kiểm tra xem nếu giá trị number chia hết cho 7 (tức số dư của number khi chia cho 7 bằng 0) thì đó chính là số cần tìm.

Cuối cùng, mình dùng từ khóa break để thoát khỏi vòng lặp.

💡 Tương tự, bạn cũng có thể sử dụng từ khoá break đối với vòng lặp while và vòng lặp do...while.

Từ khóa continue trong JavaScript

Từ khoá continue gần giống từ khóa break. Nếu như từ khóa break dùng để thoát khỏi vòng lặp thì từ khóa continue dùng để dừng lượt lặp hiện tại và chuyển tới lượt lặp tiếp theo.

Ví dụ tìm số lẻ là bội số nhỏ nhất của 7 và bắt đầu từ số 8:

for (let number = 8; ; number++) {
  if (number % 2 === 0) continue;  if (number % 7 === 0) {
    console.log(number);
    break;
  }
}

// 21

Khác ví dụ trước, ví dụ này cần tìm ra bội số là số lẻ. Do đó, mình phải kiểm tra xem số hiện tại là chẵn hay lẻ trước.

Nếu number % 2 === 0true thì suy ra đó là số chẵn. Vì không phải là số lẻ, nên mình dừng lại lượt lặp này để chuyển sang lượt tiếp theo, bằng cách dùng từ khóa continue.

Cho đến khi number bằng 21. Đây là số lẻ nên number % 2 === 0false. Mà 21 chia hết cho 7. Nên number % 7 === 0 trả về true.

Vì vậy, 21 là số cần tìm và cuối cùng là break - dừng lại vòng lặp for.

💡 Từ khóa continue giúp làm giảm mức độ code lồng nhau.

Ví dụ in ra các số chẵn trong đoạn từ 1 đến 5 mà không dùng từ khóa continue:

for (let number = 1; number <= 5; number++) {
  if (number % 2 === 0) {    console.log(number);  }}

// 2
// 4

Ví dụ in ra các số chẵn trong đoạn từ 1 đến 5 dùng từ khóa continue:

for (let number = 1; number <= 5; number++) {
  if (number % 2 !== 0) continue;  console.log(number);}

// 2
// 4

Bạn thấy rằng kết quả hai cách làm trên là như nhau, nhưng cách làm sử dụng từ khóa continue giúp làm giảm một mức độ code lồng nhau.

Chú ý: từ khóa continue (và từ khóa break) không thể dùng trong toán tử ?.

Ví dụ sau bị lỗi cú pháp:

for (let number = 1; number <= 5; number++) {
  number % 2 === 0 ? console.log(number) : continue;}

// Uncaught SyntaxError: Unexpected token 'continue'

Sử dụng label với breakcontinue

Nhiều khi mình cần phải thoát khỏi nhiều vòng lặp lồng nhau, ví dụ:

let done = false;

for (let i = 0; i < 3; i++) {
  if (done) {    break;  }
  for (let j = 0; j < 3; j++) {
    if (i * j >= 4) {
      done = true;      break;    }

    console.log(i, j);
  }
}

Trong đoạn trên, mình cần sử dụng thêm biến done để kiểm tra điều kiện kết thúc.

Vì một từ khóa break chỉ có tác dụng trong phạm vi một vòng lặp, nên mình cần gán giá trị true cho biến done ở vòng lặp bên trong.

Rồi ở vòng lặp ngoài, kiểm tra khi nào donetrue thì break luôn khỏi vòng lặp ngoài.

Rõ ràng, code trên khá dài dòng. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể dùng "label", với cú pháp như sau:

labelName: for (...) {
  // code
  break labelName;
}

Câu lệnh break labelName giúp "thoát khỏi code" ứng với label.

Đoạn code trên viết lại với label như sau:

outer: for (let i = 0; i < 3; i++) {  for (let j = 0; j < 3; j++) {
    if (i * j >= 4) {
      break outer;    }

    console.log(i, j);
  }
}

Từ khóa break phải nằm trong một "khối code" - "block code".

Khối code có thể hiểu là đoạn code nằm trong cặp dấu {} ứng với các vòng lặp for, vòng lặp while, vòng lặp do...while, hàm,...).

Ví dụ sau bị lỗi cú pháp vì dùng break ở ngoài khối code:

let x = 1;

if (x === 1) {  break;}
// Uncaught SyntaxError: Illegal break statement

Với từ khóa continue, cách sử dụng từ label cũng giống từ khóa break.

Tổng kết

Vòng lặp trong JavaScript có ba loại là:

  • Vòng lặp while: kiểm tra điều kiện trước mỗi lượt lặp.
  • Vòng lặp do...while: kiểm tra điều kiện cuối mỗi lượt lặp.
  • Vòng lặp for: kiểm tra điều kiện trước mỗi lượt lặp và thêm một số cài đặt khác.

Nếu điều kiện lặp luôn có giá trị truthy thì cấu trúc lặp sẽ lặp vô hạn.

Để chủ động thoát khỏi vòng lặp, bạn dùng từ khóa break. Và để thoát khỏi một lượt lặp, bạn dùng từ khóa continue.

Từ khóa break và từ khóa continue có hỗ trợ label, giúp thoát khỏi các vòng lặp lồng nhau dễ dàng hơn.

Thực hành

Bài 1:

Sử dụng console.log để in ra hình tam giác như sau:

#
##
###
####
#####
######
#######
let row = "";
for (var i = 1; i <= 7; i++) {
  row += "#";
  console.log(row);
}

Bài 2:

Sử dụng prompt để yêu cầu người dùng nhập vào một số.

  • Nếu người dùng nhập vào không phải là số thì hiển thị ra thông báo: "Bạn nhập vào không phải là số".
  • Nếu người dùng nhập vào là số thì hiển thị ra thông báo: "Số bạn nhập vào quá nhỏ" khi số đó nhỏ hơn 10, ngược lại thì dừng thông báo.
while (true) {
  const input = prompt("Enter a number:");
  const number = Number(input);

  if (isNaN(number)) {
    alert("It's not a number.");
  } else if (number < 10) {
    alert("It's too small.");
  } else {
    break;
  }
}

Trong đó, hàm isNaN(number) dùng để kiểm tra giá trị của biến number xem có phải là NaN hay không. Nói cách khác, nếu isNaN(number) trả về false thì giá trị của number là số.

Bài 3:

  1. Sử dụng console.log để in ra hình bàn cờ vua kích thước (8 x 8) như sau:
#_#_#_#_
_#_#_#_#
#_#_#_#_
_#_#_#_#
#_#_#_#_
_#_#_#_#
#_#_#_#_
_#_#_#_#
for (let row = 0; row < 8; row++) {
  let str = "";
  for (let col = 0; col < 8; col++) {
    if (row % 2 === col % 2) {
      str += "#";
    } else {
      str += "_";
    }
  }
  console.log(str);
}
  1. Yêu cầu người dùng nhập vào một số size (size là số dương). Sau đó hiển thị ra hình bàn cờ vua như trên với kích thước là size x size.
let size;// Nhập số dươngwhile (true) {  size = Number(prompt("Enter a positive number:"));  if (!isNaN(size) && size > 0) break;}
// In ra màn hình
for (let row = 0; row < size; row++) {
  let str = "";
  for (let col = 0; col < size; col++) {
    if (row % 2 === col % 2) {
      str += "#";
    } else {
      str += "_";
    }
  }
  console.log(str);
}

Bài 4:

Yêu cầu người dùng nhập vào một số. Nếu người dùng nhập vào một số dương thì hiển thị ra thông báo xem số đó có phải số nguyên tố hay không.

let number;

// Nhập số dương
while (true) {
  number = Number(prompt("Enter a positive number:"));
  if (!isNaN(number) && number > 0) break;
}

// Kiểm tra số nguyên tốif (number < 2) {  alert("It's not a prime number.");} else if (number === 2) {  alert("It's a prime number.");} else {  let isPrimeNumber = true;  for (let i = 2; i < number; i++) {    if (number % i === 0) {      isPrimeNumber = false;      break;    }  }  if (isPrimeNumber) alert("It's a prime number.");  else alert("It's not a prime number.");}

Chú ý: số nguyên tố là số nguyên dương lớn hơn hoặc bằng 2 thỏa mãn điều kiện chỉ chia hết cho 1 và chính nó.

★ Nếu bạn thấy bài viết này hay thì hãy theo dõi mình trên Facebook để nhận được thông báo khi có bài viết mới nhất nhé:

Câu lệnh Switch Case trong JavaScript
Hàm là gì? Hàm trong JavaScript
Chia sẻ:

Bình luận